Mấy hôm này rất yêu Mimi. Cô bé được 5 tuổi, là con của chị Mỹ - một người quen của mình ở bên này; khá lanh lợi và không biết nói tiếng Việt. Nghịch ngợm và đáng yêu kinh khủng.
Cô bé có một điểm thú vị là rất thích chụp hình, dù chỉ mới 5 tuổi. Chị Thư lôi bé ra chụp hình tự sướng với chị Thư, và bé rất thích (cười). Bé hệt như những cô cậu tuổi mới lớn vậy, chụp tấm nào xong là đòi lấy máy hình ngay để xem hình; hình xấu hay đẹp gì cũng bắt chị chụp lại.
Chị yêu bé lắm, bé biết không? Thật sự chị muốn dạy bé học quá, nhưng vẫn nghĩ mãi mà chưa ra được cách nào để mẹ bé đồng ý cho chị dạy cả.
Hai chị em gái với nhau. Được chụp hình nên cười toe toét cả ra, yêu quá (cười).
Em ấy làm mặt hề =)
Nói cho cùng thì chị vẫn là đứa cực kỳ yêu con nít; cũng như luôn mong chờ có một đứa bé trong nhà. Nhiều khi đi ăn mà nhìn theo con nít đến mức bạn bè còn phải nói: "Thôi được rồi Thư ơi". Nhưng lắm lúc vẫn nghĩ, đâu phải chỉ vì vậy mà chị yêu em? Yêu em vì em là Mimi bé con, lúc nào cũng ôm chầm lấy chị mỗi khi chị đi về đấy chứ. Vì em là Mimi bé con cười lên tiếng rất ngây thơ khi chị lấy đồ ăn, là Mimi đáng yêu của chị rất thích đòi chị chụp ảnh cho em.
Mong em lớn lên yên lành và một ngày hiểu được tiếng Việt, cho chị hiểu em hơn.
.
.
Mới nãy vào đọc blog lại những bài hồi 2010 2009.
Công nhận hồi đó ăn nói vô duyên kinh (cười), đọc mà cứ cảm giác như đó không phải là mình. Giờ thì có lẽ vẫn vô duyên, nhưng đỡ một tí.
Lắm điều cũng thú vị thật.
Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
Cho đến cuối đời, vẫn là con sai
Mẹ ơi, có lẽ cho dù đến cuối đời này, dù cho con có được bất kỳ học vị gì, dù con được tuyên dương khen thưởng thế nào, vẫn là con sai mẹ ạ.
Mẹ nuôi con qua tiếng ầu ơ ãi dầu, qua những câu mắng mỏ đầy nét căng thẳng mệt nhọc. Chăm sóc của mẹ cho con hằn lên thành những vết nhăn trển trán, thành những sợi tóc bạc cứ nhạt màu đi từng ngày. Mồ hôi mẹ, mẹ chùi đi để con được vui. Nước mắt mẹ, mẹ giấu đi cho con ngây thơ theo tháng ngày. Mẹ dành cả đời mẹ cho con, vậy mà con đã làm được gì cho mẹ?
Câu trả lời là, chưa làm được gì cả, mẹ ơi.
Con lớn lên không ngoan ngoãn như bao đứa trẻ khác. Con học dốt, con bướng bỉnh, con hỗn hào, con nhạy cảm đến vô duyên. Con yêu cầu mẹ phải đạt được những chuẩn mực con đề ra, rằng phải tôn trọng con, cho con những gì con muốn. Con mãi yêu cầu tất cả, song sau những lời yêu cầu đó, mẹ mãi là mẹ thôi. Mãi mãi, mẹ là mẹ thôi.
Con của mẹ hư hỏng như thế đấy, hỗn hào như thế đấy, vậy mà mẹ cứ thương, cứ yêu, cứ bảo bọc cho hết mình. Mẹ dạy con theo cách tế nhị nhất mà bất kỳ người mẹ nào có thể đưa ra; dạy con những đức tính dịu dàng chăm chỉ, dạy con bỏ đi cái tật lề mề lười biếng, dạy con ông sao rất sáng, nền trời rất xanh. Một đời con chính là do mẹ dạy. Nhưng con thơ dốt quá mẹ ơi, chưa bao giờ con hiểu được những bài học của mẹ cả.
Mấy hôm rồi con cúp tiết liên miên, mẹ buồn lắm, vậy mà con cứ thờ ơ. Con quên mất tiền để con được đi học là vắt ra từ mồ hôi nước mắt của mẹ. Con quên mất, ở một nơi thật xa, chính là quê nhà của con ấy, có người phụ nữ cả cuộc đời vẫn dõi theo con và bảo vệ con theo từng gót đường đời. Con quên mất, cả những khi mẹ mải khóc một mình, mặc cho nỗi nhớ gặm nhấm trái tim mẹ. Con quên mất, con quên mất, con quên mất rồi mẹ ơi!
Con hư lắm. Con tệ lắm. Con xin lỗi mẹ.
Mẹ ơi, con nhớ mẹ.
Chừng nào con mới được về với mẹ để xin lỗi?
Mẹ nuôi con qua tiếng ầu ơ ãi dầu, qua những câu mắng mỏ đầy nét căng thẳng mệt nhọc. Chăm sóc của mẹ cho con hằn lên thành những vết nhăn trển trán, thành những sợi tóc bạc cứ nhạt màu đi từng ngày. Mồ hôi mẹ, mẹ chùi đi để con được vui. Nước mắt mẹ, mẹ giấu đi cho con ngây thơ theo tháng ngày. Mẹ dành cả đời mẹ cho con, vậy mà con đã làm được gì cho mẹ?
Câu trả lời là, chưa làm được gì cả, mẹ ơi.
Con lớn lên không ngoan ngoãn như bao đứa trẻ khác. Con học dốt, con bướng bỉnh, con hỗn hào, con nhạy cảm đến vô duyên. Con yêu cầu mẹ phải đạt được những chuẩn mực con đề ra, rằng phải tôn trọng con, cho con những gì con muốn. Con mãi yêu cầu tất cả, song sau những lời yêu cầu đó, mẹ mãi là mẹ thôi. Mãi mãi, mẹ là mẹ thôi.
Con của mẹ hư hỏng như thế đấy, hỗn hào như thế đấy, vậy mà mẹ cứ thương, cứ yêu, cứ bảo bọc cho hết mình. Mẹ dạy con theo cách tế nhị nhất mà bất kỳ người mẹ nào có thể đưa ra; dạy con những đức tính dịu dàng chăm chỉ, dạy con bỏ đi cái tật lề mề lười biếng, dạy con ông sao rất sáng, nền trời rất xanh. Một đời con chính là do mẹ dạy. Nhưng con thơ dốt quá mẹ ơi, chưa bao giờ con hiểu được những bài học của mẹ cả.
Mấy hôm rồi con cúp tiết liên miên, mẹ buồn lắm, vậy mà con cứ thờ ơ. Con quên mất tiền để con được đi học là vắt ra từ mồ hôi nước mắt của mẹ. Con quên mất, ở một nơi thật xa, chính là quê nhà của con ấy, có người phụ nữ cả cuộc đời vẫn dõi theo con và bảo vệ con theo từng gót đường đời. Con quên mất, cả những khi mẹ mải khóc một mình, mặc cho nỗi nhớ gặm nhấm trái tim mẹ. Con quên mất, con quên mất, con quên mất rồi mẹ ơi!
Con hư lắm. Con tệ lắm. Con xin lỗi mẹ.
Mẹ ơi, con nhớ mẹ.
Chừng nào con mới được về với mẹ để xin lỗi?
Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012
[Vietsub] Hàng xóm tôi là Totoro
Nếu bạn nhận ra mình còn đủ bé để tin vào những điều kỳ diệu, còn đủ bé để yêu thương và mơ ước không toan tính... Hoặc nếu bạn nhận ra mình không còn bé nữa... Hãy để Totoro và xe bus mèo chở bạn về với tuổi thơ, với cái cảm giác phép màu lấp lánh trên những ngón chân, tỏa sáng trên những đầu ngón tay, và ấm áp trong tim không nguôi.
Download
Bản thường 450p MF
Bản HD 720p MF
Pass giải nén: Ghost
Công trạng
Dịch: Joni
Biên tập: Diệm Tử Linh
Time: chị Ruồi
Encode: chị Sèo
Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012
Lee Soo Young - I Juk-il-nom-ui Sa-rang
Trình bày: Lee Soo Young
Bài hát: I Juk-il-nom-ui Sa-rang
OST phim A love to kill
To Bình: Thân tặng Bình Rùi đang ở Mỹ của t <3 biết m thích nhạc Hàn nên dịch xong tặng m á.
To mọi người: mình không biết tiếng Hàn, nên nếu có sai sót gì mong mọi người nói nhé.
Lời Hàn
이 죽일 놈의 사랑
이수영
이 죽일놈의 사랑 OS
아니에요 그대는 내사람이 아니죠
그래 어울리지 않아요 내겐
처음 그댈 보았을 때도
내 맘속에 들어 왔던 그때도
그댄 아니였죠
달아나요 내 눈이 보지 못하게
내 가슴이 자라지 않게
내 마음이 알지 못하게
오- 미움으로 깊게 자라난 그대가
나의 가슴을 뚫고 사랑이란
낫지 않을 뿌릴 내려
사랑해요 사랑해줘요 그대여
안돼 우리 이러면 안돼 멈춰서 더는 안돼
할수 없죠 내 맘을 없던일로 지워내는 일
눈물 먼저 흘리게 하죠
그댈 보지 않았더라면
아니 그대라는 사람 없다면
아프지 않을텐데
미워해요 사랑을 알게해서
그대 땜에 살게 해서
나도 날 어쩔 수 없어
오- 미움으로 깊게 자라난 그대가
나의 가슴을 뚫고 사랑이란
낫지 않을 뿌릴내려
사랑해요 사랑해줘요 그대여
안돼 우리 이러면 안돼 멈춰서 그대여
사랑해요 사랑해줘요 그대여
안돼 우리 이러면 안돼 멈춰서 더는 안돼 -
Phiên âm
a-ni-ye-yo ku-dae-nun / nae sa-ra-mi a-ni-jyo
ku-rae / ou-li-ji an-ha-yo nae-gen
choum gu-dael boa-ssul tae-do
nae mam-su-ge du-ro wa-don ku-tae-do
ku-daen a-ni-ot-jyo
da-ra-na-yo nae nu-ni bo-ji mo-tha-ge
nae ga-su-mi ja-ra-ji anh-ge
nae mau-mi al-ji mo-tha-ge
Oo mi-yu-mu-ro gip-ge ja-ra-nan ku-dae-ga
na-ye ka-su-mul-tu-go
sa-ra-ngi-ran na-ji an-hul pu-ril naer-yo
sa-rang-hae-yo sa-rang-hae-jwo-yo /ku-dae-yo
And-wae / u-ri i-rom-yon and-wae
mom-chwo-so do-nun and-wae
hal su ob-jyo nae ma-mul
ob-do-ni-llo ji-wo-nae-nu-nil
nun-mul mon-jo hu-lli-ge ha-jyo
ku-dael bo-ji anh-at-do-ram-yon
a-ni ku-dae-ra-nun sa-ram ob-dam-yon
a-pu-ji anh-nul-ten-de
mi-wo-hae-yo / sa-ra-ngul al-ge hae-so
ku-dae ddae-me sal-ge hae-so
na-du nar o-jol su ob-so
Oo mi-yu-mu-ro gip-ge ja-ra-nan ku-dae-ga
na-ye ka-su-mul-tu-go
sa-ra-ngi-ran na-ji an-hul pu-ril naer-yo
sa-rang-hae-yo sa-rang-hae-jwo-yo /ku-dae-yo
And-wae / u-ri i-rom-yon and-wae
mom-chwo-so ku-dae-yo
sa-rang-hae-yo sa-rang-hae-jwo-yo /ku-dae-yo
And-wae / u-ri i-rom-yon and-wae
Lời dịch
Không phải rồi, không phải là anh
Một ai đó chỉ thuộc về riêng em
Mình không thuộc về nhau, anh ạ
Từ phút giây khi em được gặp anh,
Khi anh cất bước vào tim em,
Đã không phải anh rồi
Anh đặc biệt quá
Đừng nhìn mắt em, anh nhé
Xúc cảm trong em lẫn lộn xiết bao
Và mãi mãi, sẽ chỉ như thế thôi
Kẻ trưởng thành giữa ruồng rẫy là anh,
Níu chặt tim em, vào vết thương anh để lại
Em yêu anh. Nên, yêu em đi.
Đôi mình đâu phải thế này?
Không dừng được nữa rồi.
Em biết làm gì đây
Hình dáng anh mãi hiện diện trong tim
Và nước mắt em rơi
Nếu em chưa thấy anh
Không, nếu em chưa gặp anh
Đau thương này đâu đến, anh nhỉ
Xin lỗi anh
Vì em yêu anh, vì em quá cần anh
Em biết làm sao đây?
Kẻ trưởng thành giữa ruồng rẫy là anh
Níu chặt tim em, vào vết thương anh để lại
Em yêu anh. Nên, anh yêu em đi.
Đôi mình đâu phải thế này?
Không dừng được nữa rồi.
Em yêu anh. Nên, yêu em đi.
Đôi mình đâu phải thế này?
Bài hát: I Juk-il-nom-ui Sa-rang
OST phim A love to kill
To Bình: Thân tặng Bình Rùi đang ở Mỹ của t <3 biết m thích nhạc Hàn nên dịch xong tặng m á.
To mọi người: mình không biết tiếng Hàn, nên nếu có sai sót gì mong mọi người nói nhé.
Lời Hàn
이 죽일 놈의 사랑
이수영
이 죽일놈의 사랑 OS
아니에요 그대는 내사람이 아니죠
그래 어울리지 않아요 내겐
처음 그댈 보았을 때도
내 맘속에 들어 왔던 그때도
그댄 아니였죠
달아나요 내 눈이 보지 못하게
내 가슴이 자라지 않게
내 마음이 알지 못하게
오- 미움으로 깊게 자라난 그대가
나의 가슴을 뚫고 사랑이란
낫지 않을 뿌릴 내려
사랑해요 사랑해줘요 그대여
안돼 우리 이러면 안돼 멈춰서 더는 안돼
할수 없죠 내 맘을 없던일로 지워내는 일
눈물 먼저 흘리게 하죠
그댈 보지 않았더라면
아니 그대라는 사람 없다면
아프지 않을텐데
미워해요 사랑을 알게해서
그대 땜에 살게 해서
나도 날 어쩔 수 없어
오- 미움으로 깊게 자라난 그대가
나의 가슴을 뚫고 사랑이란
낫지 않을 뿌릴내려
사랑해요 사랑해줘요 그대여
안돼 우리 이러면 안돼 멈춰서 그대여
사랑해요 사랑해줘요 그대여
안돼 우리 이러면 안돼 멈춰서 더는 안돼 -
Phiên âm
a-ni-ye-yo ku-dae-nun / nae sa-ra-mi a-ni-jyo
ku-rae / ou-li-ji an-ha-yo nae-gen
choum gu-dael boa-ssul tae-do
nae mam-su-ge du-ro wa-don ku-tae-do
ku-daen a-ni-ot-jyo
da-ra-na-yo nae nu-ni bo-ji mo-tha-ge
nae ga-su-mi ja-ra-ji anh-ge
nae mau-mi al-ji mo-tha-ge
Oo mi-yu-mu-ro gip-ge ja-ra-nan ku-dae-ga
na-ye ka-su-mul-tu-go
sa-ra-ngi-ran na-ji an-hul pu-ril naer-yo
sa-rang-hae-yo sa-rang-hae-jwo-yo /ku-dae-yo
And-wae / u-ri i-rom-yon and-wae
mom-chwo-so do-nun and-wae
hal su ob-jyo nae ma-mul
ob-do-ni-llo ji-wo-nae-nu-nil
nun-mul mon-jo hu-lli-ge ha-jyo
ku-dael bo-ji anh-at-do-ram-yon
a-ni ku-dae-ra-nun sa-ram ob-dam-yon
a-pu-ji anh-nul-ten-de
mi-wo-hae-yo / sa-ra-ngul al-ge hae-so
ku-dae ddae-me sal-ge hae-so
na-du nar o-jol su ob-so
Oo mi-yu-mu-ro gip-ge ja-ra-nan ku-dae-ga
na-ye ka-su-mul-tu-go
sa-ra-ngi-ran na-ji an-hul pu-ril naer-yo
sa-rang-hae-yo sa-rang-hae-jwo-yo /ku-dae-yo
And-wae / u-ri i-rom-yon and-wae
mom-chwo-so ku-dae-yo
sa-rang-hae-yo sa-rang-hae-jwo-yo /ku-dae-yo
And-wae / u-ri i-rom-yon and-wae
Lời dịch
Không phải rồi, không phải là anh
Một ai đó chỉ thuộc về riêng em
Mình không thuộc về nhau, anh ạ
Từ phút giây khi em được gặp anh,
Khi anh cất bước vào tim em,
Đã không phải anh rồi
Anh đặc biệt quá
Đừng nhìn mắt em, anh nhé
Xúc cảm trong em lẫn lộn xiết bao
Và mãi mãi, sẽ chỉ như thế thôi
Kẻ trưởng thành giữa ruồng rẫy là anh,
Níu chặt tim em, vào vết thương anh để lại
Em yêu anh. Nên, yêu em đi.
Đôi mình đâu phải thế này?
Không dừng được nữa rồi.
Em biết làm gì đây
Hình dáng anh mãi hiện diện trong tim
Và nước mắt em rơi
Nếu em chưa thấy anh
Không, nếu em chưa gặp anh
Đau thương này đâu đến, anh nhỉ
Xin lỗi anh
Vì em yêu anh, vì em quá cần anh
Em biết làm sao đây?
Kẻ trưởng thành giữa ruồng rẫy là anh
Níu chặt tim em, vào vết thương anh để lại
Em yêu anh. Nên, anh yêu em đi.
Đôi mình đâu phải thế này?
Không dừng được nữa rồi.
Em yêu anh. Nên, yêu em đi.
Đôi mình đâu phải thế này?
Tôi.
Hôm nay cũng như rất nhiều ngày khác: ngủ quên, kiếm cớ bùng học và bùng học cả ngày. Thì cũng đã dọn phòng xong, làm nhiều thứ xong rồi đấy. Điểm giữa kì cũng ra, không quá tệ cho một con bé lười biếng chẳng chịu học bài. Xét về căn bản, hôm nay là một ngày tốt lành, chẳng có gì tồi tệ cả. Quá may mắn cho một buổi thứ sáu ngày mười ba.
Mình đọc qua blog chị Ruồi, rồi cũng phân vân vài điều. Rằng vì sao mình lại quyết định làm súp? Rằng vì sao mình dịch nhạc nhẽo hết ngày này qua tháng nọ? Rằng điều này, rằng điều nọ.
Nhiều người khi biết được mình làm những điều này, cũng bảo rằng: "Rảnh quá". Không hẳn là rảnh đâu, việc đời dồn dập thế kia mà. Cũng không phải chán đến mức chỉ muốn bù đầu vào gì đó. Vì thường thường, vẫn đi chơi, vẫn tám nhảm, vẫn làm nhiều thứ kia mà.
Nói một cách nào đấy, làm súp hay dịch nhạc cũng là vi phạm bản quyền đấy (cười). Thế thì sao vẫn cứ làm nhỉ?
Chẳng biết được nữa.
Chỉ là hiện tại, vẫn còn thấy thích thôi.
Chẳng nhận ra lý do cao cả nào cho hành động của mình cả.
.
.
Mấy hôm này trên fb có trò nhận xét này kia. Có nhiều cái thú vị lắm cơ =)
"Bạn Thư nào...
Có thể nói cái first impression vẫn còn tới bây giờ...
1) Bạn có thể nói là một con người năng nổ hoạt bát trong 1 cái vỏ rất là imbalance, có thể nói là hơi shy
2) Bạn giỏi tiếng anh
3) Bạn qua Can trước tui (tui hựn) :(("
(Duy Khiêm)
"♥ nhìn dth* :x e thíc cái cover của chị :">
♥ học giỏi anh văn, là du học sinh :D
♥ thân thiện và dễ gần :x"
(Bé Rùa)
"cết mấi thứ linhtinh cô hay mua ♥
có thể nc rất nhiều rất lâu ♥
nhiều khi hay buồn vẩn vơ :-? ♥"
(Trang)
"_ còn bé đã sống một mình
_ du học sinh
_ cũng chơi trại tiếp lớp 10"
(Anh Hùng)
" c e mình chung trường;)
♥ c cao cao:">
♥ mái ngố:X"
(Bé Moon Tí Nị)
"Hihi, tuy là chưa thực sự nói chuyện vs bạn nhìu lần nhưng số lần đụng mặt ở trường cũng ko fai là ít đâu nhek ^^ Ấn tượng là cái tính dễ thương và nhắng nhít của bạn này :)) Cỏ vẻ như bạn thực sự tốt!!! (theo nhiều mặt nhek)"
(Lylzea Riko - một ai đó mình không nhớ gặp lúc nào)
"Thư nằm trong số những ng k bt và đặc biệt T đã quen
thích những gì ng khác k thích
sống thật v bản thân
k hùa theo số đông
thẳng thắn, k ngại làm mất lòng ng khác
nên chắc k vừa lòng nhiều ng
luôn cố gắng giữ những gì mình đang có
còn hay emo
khá nóng tính
có tự lập
biết tôn trọng ng khác
lớn hơn những đứa cùng tuổi
nên mình hay cẩn trọng lời nói v thư
để thư tôn trọng
chứ k nc bình thg tà la từa lưa như mấy đứa khác đc
sợ thư nổi giận hay đánh giá thấp k chừng
nguy hiểm ngầm lol
khá là phức tạp
k nhìn ra đc"
(Trúc)
Nhận xét làm mình thấy thú vị nhất là của bạn Duy Khiêm và bạn Trúc í :)) không ngờ còn có người nhận ra cái bản chất giả tạo của mình. Thú vị gớm :))
Ừ, mình giả tạo kinh lắm. Với người khác nhìn như gái ngoan hiền dịu dàng, sau lưng đâm chọt và ác mồm kinh lắm ấy :)) Ai nói mình hiền lành ngoan ngoãn là chưa hiểu mình rồi đó :))
Lắm khi người khác bảo mình bất bình thường, trong khi mình thấy mình bình thường chán í.
.
.
Hôm nay 13 trên 23 dưới.
Quyết không ra đường một bước =)
Mình đọc qua blog chị Ruồi, rồi cũng phân vân vài điều. Rằng vì sao mình lại quyết định làm súp? Rằng vì sao mình dịch nhạc nhẽo hết ngày này qua tháng nọ? Rằng điều này, rằng điều nọ.
Nhiều người khi biết được mình làm những điều này, cũng bảo rằng: "Rảnh quá". Không hẳn là rảnh đâu, việc đời dồn dập thế kia mà. Cũng không phải chán đến mức chỉ muốn bù đầu vào gì đó. Vì thường thường, vẫn đi chơi, vẫn tám nhảm, vẫn làm nhiều thứ kia mà.
Nói một cách nào đấy, làm súp hay dịch nhạc cũng là vi phạm bản quyền đấy (cười). Thế thì sao vẫn cứ làm nhỉ?
Chẳng biết được nữa.
Chỉ là hiện tại, vẫn còn thấy thích thôi.
Chẳng nhận ra lý do cao cả nào cho hành động của mình cả.
.
.
Mấy hôm này trên fb có trò nhận xét này kia. Có nhiều cái thú vị lắm cơ =)
"Bạn Thư nào...
Có thể nói cái first impression vẫn còn tới bây giờ...
1) Bạn có thể nói là một con người năng nổ hoạt bát trong 1 cái vỏ rất là imbalance, có thể nói là hơi shy
2) Bạn giỏi tiếng anh
3) Bạn qua Can trước tui (tui hựn) :(("
(Duy Khiêm)
"♥ nhìn dth* :x e thíc cái cover của chị :">
♥ học giỏi anh văn, là du học sinh :D
♥ thân thiện và dễ gần :x"
(Bé Rùa)
"cết mấi thứ linhtinh cô hay mua ♥
có thể nc rất nhiều rất lâu ♥
nhiều khi hay buồn vẩn vơ :-? ♥"
(Trang)
"_ còn bé đã sống một mình
_ du học sinh
_ cũng chơi trại tiếp lớp 10"
(Anh Hùng)
" c e mình chung trường;)
♥ c cao cao:">
♥ mái ngố:X"
(Bé Moon Tí Nị)
"Hihi, tuy là chưa thực sự nói chuyện vs bạn nhìu lần nhưng số lần đụng mặt ở trường cũng ko fai là ít đâu nhek ^^ Ấn tượng là cái tính dễ thương và nhắng nhít của bạn này :)) Cỏ vẻ như bạn thực sự tốt!!! (theo nhiều mặt nhek)"
(Lylzea Riko - một ai đó mình không nhớ gặp lúc nào)
"Thư nằm trong số những ng k bt và đặc biệt T đã quen
thích những gì ng khác k thích
sống thật v bản thân
k hùa theo số đông
thẳng thắn, k ngại làm mất lòng ng khác
nên chắc k vừa lòng nhiều ng
luôn cố gắng giữ những gì mình đang có
còn hay emo
khá nóng tính
có tự lập
biết tôn trọng ng khác
lớn hơn những đứa cùng tuổi
nên mình hay cẩn trọng lời nói v thư
để thư tôn trọng
chứ k nc bình thg tà la từa lưa như mấy đứa khác đc
sợ thư nổi giận hay đánh giá thấp k chừng
nguy hiểm ngầm lol
khá là phức tạp
k nhìn ra đc"
(Trúc)
Nhận xét làm mình thấy thú vị nhất là của bạn Duy Khiêm và bạn Trúc í :)) không ngờ còn có người nhận ra cái bản chất giả tạo của mình. Thú vị gớm :))
Ừ, mình giả tạo kinh lắm. Với người khác nhìn như gái ngoan hiền dịu dàng, sau lưng đâm chọt và ác mồm kinh lắm ấy :)) Ai nói mình hiền lành ngoan ngoãn là chưa hiểu mình rồi đó :))
Lắm khi người khác bảo mình bất bình thường, trong khi mình thấy mình bình thường chán í.
.
.
Hôm nay 13 trên 23 dưới.
Quyết không ra đường một bước =)
Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012
Có những điều đã lớn lên cùng tôi.
Hôm nay, tôi cảm nhận được chút bình yên hiếm hoi xuyên suốt 16 năm tôi sống. À, cũng không còn là bình yên nữa, đơn giản là bình tâm thôi. Tôi bình tâm lại, đủ để nhớ về những điều thật vui tươi cuả quá khứ, đủ để tưởng niệm về nhữn đau thương và mất mát đã tồn tại.
Ngày này, có lẽ bản thân tôi đã trông chờ lâu lắm rồi. Là cái ngày mà tôi vượt ra những khó khăn nhất định, những khó khăn tưởng chừng chỉ làm tôi muốn bỏ cuộc; là cái ngày tôi đủ tỉnh trí và mạnh mẽ để nhìn lại những điều tôi đã trải qua. Để rồi cuối cùng, tôi nhận ra, tôi yêu quá khứ và hiện tại của bản thân mình vô cùng.
Như ấy là chuyện của những ngày xa lắm, và một ngày bạn thở hắt ra và tự hỏi: "Chuyện đã qua rồi đấy sao?".
Tôi của bây giờ cũng là như thế. Và, tôi đang "ngoảnh lại", như tôi vẫn luôn làm.
Tính cách của tôi cho phép tôi hoài niệm lại hằng tuần, đủ dể nhớ về thực tại của chính bản thân. Nói hoa mỹ đến vậy, nhưng căn bản là vì hay tự kỷ nên mới thế đấy. Dường như công thức cho những điều này là một đêm cô độc, thức nghe nhạc nhẽo cùng đêm lạnh, chờ đến khi chỉ còn ta với ta. Quá khứ sẽ về, hiện tại tạm trốn mình đi, cũng như tương lai hiện lên một dấu hỏi thú vị. Để rồi; tôi sẽ thấy yêu bản thân mình hơn thật nhiều.
Lắm khi tôi lại có cảm giác: tôi phần nào cũng là mẹ của chính mình; còn mẹ ruột tôi là một người không thể thiếu để tôi làm một người mẹ hoàn hảo hơn cho tôi. Có thể điều này nghe thật ngớ ngẩn và nực cười, nhưng tôi cảm giác như vậy đấy. Khi tôi nuôi dưỡng chính tâm hồn tôi, nuôi dưỡng tương lai của tôi, tôi sinh ra một con người mới hằng ngày; thì tôi có phải là mẹ của tôi thuộc về ngày mai không?
Nghe khó hiểu quá nhỉ (cười), và biết đâu lại là một suy nghĩ sai lệch mất rồi.
Tôi như một bóng ma ngày ngày theo đuổi tôi của một ngày mai. Tôi mỉm cười hạnh phúc khi "tôi của ngày mai" đạt được tất cả những kỳ vọng chính tôi đặt ra. Còn nếu không, tôi sẽ mắng mỏ đến thậm tệ, ruồng rẫy, bỏ đói; những kỳ vọng "tôi của ngày mai" rồi sẽ tốt hơn.
Kỳ diệu thay, cách "giáo dục bản thân" ấy lắm lúc lại hiệu quả đến không ngờ (dù cho 70% là... vô ích).
Và giờ đây, tôi của ngày hôm nay, sau khi chịu bao nhiêu sự giáo dục nghiêm khắc của bản thân và cha mẹ, tự hào cũng như yêu bản thân mình lắm.
.
.
Hôm nay tôi đọc mail chú Đăng, và một câu nói trích dẫn không-chính-xác từ đó chính là thế này.
"Hạnh phúc là khi ta nhận ra đầy đủ giá trị hiện hữu của thực tại."
Vậy thì, tôi ngạo mạn nói rằng, tôi gần đến ngưỡng hạnh phúc rồi đấy. Tôi được cha mẹ yêu thương, được bạn bè hỏi han, được yêu thương từ Việt Nam ùa vào, được ngắm nhìn trời xanh mỗi ngày. Không hạnh phúc quá sao?
.
.
Tôi nghe lại bài My Irish Friend. Từ đó gợi lên những điều thú vị.
Có những điều đã lớn lên cùng tôi. Là yêu thương xuyên suốt cả quãng đời, là quan tâm hỏi han từ Bích Phương và những người bạn khác, là những bài học sâu sắc tôi nhận được. Quá khứ như ùa về một cách nhẹ nhàng và dịu dàng nhất. Như thể tôi và tôi của hôm qua chính là hai người bạn thân thiết, vẫn luôn ở bên nhau và quan tâm đến nhau mỗi ngày.
Lắm khi "những điều lớn lên cùng tôi" lại trở nên giản dị vô cùng. Là những cuốn sách truyện, là những bài hát tôi hằng nghe, là những câu nói du dương ru tôi vào giấc ngủ. Cũng có khi đó là những khả năng đeo đuổi tôi từ bé, như lảm nhảm suốt 5 tiếng đồng hồ không mệt nghỉ.
Tất cả những điều ấy góp phần tạo lại tôi cả đấy. Đến một bài nhạc lạ lùng cũng ảnh hưởng đến tôi nữa kia mà. Và bài My Irish Friend này cũng thế. Tôi nghe nó không dưới 4 năm rồi. Cả bài Thanksgiving của George Winston nữa.
Lý do của bài viết này, chính là nghe lại bài này đấy. Quá khứ bắt đầu ùa về và tôi cười trước một tôi trẻ tuổi thơ ngây.
Tôi nhớ về những trưa mát lành của Việt Nam, gió thổi khiến tán lá xào xạc, khẽ lay động đến giấc trưa yên lành của những ai đang nghỉ mệt. Chim dường như cũng tìm về một chốn nghỉ ngơi, để giữ im lặng tuyệt đối, bảo vệ cho những giấc mơ trưa được yên đẹp và không điều gì khuấy động cả.
Tôi nhớ về những chiều âm u gió lạnh ở đường Đồng Đen, trường Âu Lạc. Tôi đứng ngoài cửa đợi chờ Bích Phương đến trường, đến tận khi mưa ướt hết tà áo hồng. Phải đấy, đã có một thời tôi yêu màu hồng nhạt ấy lắm, đến mức chỉ mặc một màu ấy thôi.
Tôi nhớ về những sáng, xin xỏ bố cho đi lễ hội truyện tranh với Bích Phương. Rồi bố cho tận 100 ngàn, sung sướng vô cùng. Đó đâu phải là một khoản tiền nhỏ?
Tôi nhớ những ngày đi học tiếng Anh. Lần đầu tiên kinh nguyệt, máu ướt cả váy trắng và bị bọn con trai trêu chọc (cười), nhớ cả những giờ học tiếng Anh tôi... đánh giáo viên (hồi đó học võ và giáo viên bỗng thành dụng cụ thực hành). Cả chuyện khi ở nhà, mẹ giận tôi không chịu làm bài tập, và tôi hoang mang trong những "lần đầu" đó nữa.
Tôi nhớ những khi mẹ đánh, khóc đến ngất lịm người, khóc đến ánh mắt nhuốm màu đỏ bi thương. Khóc đến mức mắt lòa đi, không thấy được gì nữa. Tôi nhớ những khi sợ hãi trốn trong toilet và khóa cửa lại thật chặt. Nhớ cả những nỗi sợ ấy nữa.
Tôi nhớ những đêm thức trên phòng, đọc truyện tranh. Gió mát lành ùa vào, ôm lấy tôi, phảng phất theo hương hoa từ chợ gần nhà. Trăng cứ tròn như thế, và sao như lu mờ trước ánh trăng thật đẹp.
Tôi nhớ những ngày được dắt xuống Dầu Tiếng và choáng ngợp bởi bầu trời đầy sao.
Tồi nhớ tất cả. Tôi yêu tất cả. Tôi muốn quay về với tất cả.
Bài hát như chiếc cầu dẫn tôi quay về lúc trẻ thơ, cho tôi hưởng thụ lại những gì tôi đã mất, để rồi đưa tôi về thực tại khi giai điệu du dương dứt hẳn.
.
.
Cảm xúc nhiều quá.
Viết không hết được.
Thôi thì cứ nuôi dưỡng trong lòng, để đến một ngày cảm xúc ấy mạnh mẽ hơn, tôi sẽ mở ra những nút thắt khóa chặt tâm can của mình.
Ngày này, có lẽ bản thân tôi đã trông chờ lâu lắm rồi. Là cái ngày mà tôi vượt ra những khó khăn nhất định, những khó khăn tưởng chừng chỉ làm tôi muốn bỏ cuộc; là cái ngày tôi đủ tỉnh trí và mạnh mẽ để nhìn lại những điều tôi đã trải qua. Để rồi cuối cùng, tôi nhận ra, tôi yêu quá khứ và hiện tại của bản thân mình vô cùng.
Như ấy là chuyện của những ngày xa lắm, và một ngày bạn thở hắt ra và tự hỏi: "Chuyện đã qua rồi đấy sao?".
Tôi của bây giờ cũng là như thế. Và, tôi đang "ngoảnh lại", như tôi vẫn luôn làm.
Tính cách của tôi cho phép tôi hoài niệm lại hằng tuần, đủ dể nhớ về thực tại của chính bản thân. Nói hoa mỹ đến vậy, nhưng căn bản là vì hay tự kỷ nên mới thế đấy. Dường như công thức cho những điều này là một đêm cô độc, thức nghe nhạc nhẽo cùng đêm lạnh, chờ đến khi chỉ còn ta với ta. Quá khứ sẽ về, hiện tại tạm trốn mình đi, cũng như tương lai hiện lên một dấu hỏi thú vị. Để rồi; tôi sẽ thấy yêu bản thân mình hơn thật nhiều.
Lắm khi tôi lại có cảm giác: tôi phần nào cũng là mẹ của chính mình; còn mẹ ruột tôi là một người không thể thiếu để tôi làm một người mẹ hoàn hảo hơn cho tôi. Có thể điều này nghe thật ngớ ngẩn và nực cười, nhưng tôi cảm giác như vậy đấy. Khi tôi nuôi dưỡng chính tâm hồn tôi, nuôi dưỡng tương lai của tôi, tôi sinh ra một con người mới hằng ngày; thì tôi có phải là mẹ của tôi thuộc về ngày mai không?
Nghe khó hiểu quá nhỉ (cười), và biết đâu lại là một suy nghĩ sai lệch mất rồi.
Tôi như một bóng ma ngày ngày theo đuổi tôi của một ngày mai. Tôi mỉm cười hạnh phúc khi "tôi của ngày mai" đạt được tất cả những kỳ vọng chính tôi đặt ra. Còn nếu không, tôi sẽ mắng mỏ đến thậm tệ, ruồng rẫy, bỏ đói; những kỳ vọng "tôi của ngày mai" rồi sẽ tốt hơn.
Kỳ diệu thay, cách "giáo dục bản thân" ấy lắm lúc lại hiệu quả đến không ngờ (dù cho 70% là... vô ích).
Và giờ đây, tôi của ngày hôm nay, sau khi chịu bao nhiêu sự giáo dục nghiêm khắc của bản thân và cha mẹ, tự hào cũng như yêu bản thân mình lắm.
.
.
Hôm nay tôi đọc mail chú Đăng, và một câu nói trích dẫn không-chính-xác từ đó chính là thế này.
"Hạnh phúc là khi ta nhận ra đầy đủ giá trị hiện hữu của thực tại."
Vậy thì, tôi ngạo mạn nói rằng, tôi gần đến ngưỡng hạnh phúc rồi đấy. Tôi được cha mẹ yêu thương, được bạn bè hỏi han, được yêu thương từ Việt Nam ùa vào, được ngắm nhìn trời xanh mỗi ngày. Không hạnh phúc quá sao?
.
.
Tôi nghe lại bài My Irish Friend. Từ đó gợi lên những điều thú vị.
Có những điều đã lớn lên cùng tôi. Là yêu thương xuyên suốt cả quãng đời, là quan tâm hỏi han từ Bích Phương và những người bạn khác, là những bài học sâu sắc tôi nhận được. Quá khứ như ùa về một cách nhẹ nhàng và dịu dàng nhất. Như thể tôi và tôi của hôm qua chính là hai người bạn thân thiết, vẫn luôn ở bên nhau và quan tâm đến nhau mỗi ngày.
Lắm khi "những điều lớn lên cùng tôi" lại trở nên giản dị vô cùng. Là những cuốn sách truyện, là những bài hát tôi hằng nghe, là những câu nói du dương ru tôi vào giấc ngủ. Cũng có khi đó là những khả năng đeo đuổi tôi từ bé, như lảm nhảm suốt 5 tiếng đồng hồ không mệt nghỉ.
Tất cả những điều ấy góp phần tạo lại tôi cả đấy. Đến một bài nhạc lạ lùng cũng ảnh hưởng đến tôi nữa kia mà. Và bài My Irish Friend này cũng thế. Tôi nghe nó không dưới 4 năm rồi. Cả bài Thanksgiving của George Winston nữa.
Lý do của bài viết này, chính là nghe lại bài này đấy. Quá khứ bắt đầu ùa về và tôi cười trước một tôi trẻ tuổi thơ ngây.
Tôi nhớ về những trưa mát lành của Việt Nam, gió thổi khiến tán lá xào xạc, khẽ lay động đến giấc trưa yên lành của những ai đang nghỉ mệt. Chim dường như cũng tìm về một chốn nghỉ ngơi, để giữ im lặng tuyệt đối, bảo vệ cho những giấc mơ trưa được yên đẹp và không điều gì khuấy động cả.
Tôi nhớ về những chiều âm u gió lạnh ở đường Đồng Đen, trường Âu Lạc. Tôi đứng ngoài cửa đợi chờ Bích Phương đến trường, đến tận khi mưa ướt hết tà áo hồng. Phải đấy, đã có một thời tôi yêu màu hồng nhạt ấy lắm, đến mức chỉ mặc một màu ấy thôi.
Tôi nhớ về những sáng, xin xỏ bố cho đi lễ hội truyện tranh với Bích Phương. Rồi bố cho tận 100 ngàn, sung sướng vô cùng. Đó đâu phải là một khoản tiền nhỏ?
Tôi nhớ những ngày đi học tiếng Anh. Lần đầu tiên kinh nguyệt, máu ướt cả váy trắng và bị bọn con trai trêu chọc (cười), nhớ cả những giờ học tiếng Anh tôi... đánh giáo viên (hồi đó học võ và giáo viên bỗng thành dụng cụ thực hành). Cả chuyện khi ở nhà, mẹ giận tôi không chịu làm bài tập, và tôi hoang mang trong những "lần đầu" đó nữa.
Tôi nhớ những khi mẹ đánh, khóc đến ngất lịm người, khóc đến ánh mắt nhuốm màu đỏ bi thương. Khóc đến mức mắt lòa đi, không thấy được gì nữa. Tôi nhớ những khi sợ hãi trốn trong toilet và khóa cửa lại thật chặt. Nhớ cả những nỗi sợ ấy nữa.
Tôi nhớ những đêm thức trên phòng, đọc truyện tranh. Gió mát lành ùa vào, ôm lấy tôi, phảng phất theo hương hoa từ chợ gần nhà. Trăng cứ tròn như thế, và sao như lu mờ trước ánh trăng thật đẹp.
Tôi nhớ những ngày được dắt xuống Dầu Tiếng và choáng ngợp bởi bầu trời đầy sao.
Tồi nhớ tất cả. Tôi yêu tất cả. Tôi muốn quay về với tất cả.
Bài hát như chiếc cầu dẫn tôi quay về lúc trẻ thơ, cho tôi hưởng thụ lại những gì tôi đã mất, để rồi đưa tôi về thực tại khi giai điệu du dương dứt hẳn.
.
.
Cảm xúc nhiều quá.
Viết không hết được.
Thôi thì cứ nuôi dưỡng trong lòng, để đến một ngày cảm xúc ấy mạnh mẽ hơn, tôi sẽ mở ra những nút thắt khóa chặt tâm can của mình.
Updated!!
Trời ơi, bụi! Bụi dày quá!
Xin lỗi mọi người là thời gian qua mình bận quá, không kịp thời gian để chăm chút cho blog này nhiều. Đôi khi là những bài viết ngắn hay bản dịch ngắn, không còn được mỗi ngày một bài như ngày trước nữa. Mong mọi người thông cảm cho. Dạo này bận như điên ấy, mãi đến gần đây mới thảnh thơi ra được.
Viết bài này để thông báo cho vài việc (cười).
1. Mình đang cố gắng đổi lại giao diện blog bằng cách đi xin background của người ta cho nhà mình xài.
2. Đổi lại cách sắp xếp blog luôn. Một ngày đẹp trời và nhận ra, cái blog nó... bừa bộn quá, chịu không nổi.
3. Mình sẽ trở lại, nguy hiểm hơn xưa (lười biếng hơn xưa).
Cám ơn mọi người đã chịu bỏ thời gian ra vào đây và đọc những lời lảm nhảm của mình.
Xin lỗi mọi người là thời gian qua mình bận quá, không kịp thời gian để chăm chút cho blog này nhiều. Đôi khi là những bài viết ngắn hay bản dịch ngắn, không còn được mỗi ngày một bài như ngày trước nữa. Mong mọi người thông cảm cho. Dạo này bận như điên ấy, mãi đến gần đây mới thảnh thơi ra được.
Viết bài này để thông báo cho vài việc (cười).
1. Mình đang cố gắng đổi lại giao diện blog bằng cách đi xin background của người ta cho nhà mình xài.
2. Đổi lại cách sắp xếp blog luôn. Một ngày đẹp trời và nhận ra, cái blog nó... bừa bộn quá, chịu không nổi.
3. Mình sẽ trở lại, nguy hiểm hơn xưa (
Cám ơn mọi người đã chịu bỏ thời gian ra vào đây và đọc những lời lảm nhảm của mình.
Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012
Trách nhiệm
Tôi không có ý định tâng bốc bản thân nữa, vì tôi cũng không còn lý do để làm như vậy. Tôi sẽ tự nhận mình giỏi, cũng như tôi sẽ tự nhận mình dốt. Đối với những ai chấp nhận được những dòng suy nghĩ này của tôi, thì hãy đọc. Đừng mở ra xem để rồi nói xấu tôi, vì tôi không quan tâm đâu. Nó chỉ làm cơ miệng bạn phải hoạt động nhiều hơn, tốn nước bọt và thời gian hơn để nói về một đứa như tôi.
Giờ đây, tôi đang viết bài viết này, có chăng cũng vì tôi đang rất xúc động trước những gì tôi đã trải qua. Thiết nghĩ những suy nghĩ này rồi sẽ đến một ngày được tôi mở ra đọc lại, được trân trọng bởi chính tôi, được phì cười vào và được tôi tự nhủ: “Ngày xưa, tôi đã thế này đây”. Vậy nên tôi viết.
Tôi hiện là một du học sinh ở Canada và tôi tự trộm nghĩ rằng, bản thân mình đã được hưởng hai nền giáo dục khác nhau, với ba phương pháp giáo dục đối lập. Tôi đã từng là một học sinh giỏi, cũng đã từng là một học sinh dốt. Có lẽ, tôi nghĩ, tôi hiểu được suy nghĩ của một học sinh giỏi, cũng như hiểu được những gì một học sinh dốt trải qua.
Nhiều khi tôi tự hỏi, phải chăng cũng vì vậy mà giờ đây tôi mới trái tính trái nết thế này? Có những người tiếp xúc với tôi và bảo: “good girl, sweet girl, nice girl” (cô bé ngoan, cô bé dễ thương, cô bé tốt bụng). Cũng có ai đó nói tôi là một đứa trẻ “hỗn láo, mất dạy, khôn nhà dại chợ, dốt nát”. Nó không còn là do định nghĩa khác nhau của “hỗn láo, mất dạy” ở từng nơi nữa. Nó cũng không còn là định kiến và áp đặt lên một đứa trẻ. Nó là tiếp cận với một suy nghĩ mới, một cách tích cực và một cách tiêu cực. Nó nhiều khi, cũng chính là tiến hóa và thoái hỏa của giáo dục.
Nói một cách vĩ mô đến vậy, nhưng bản thân tôi thật ra không hiểu một cách tường tận về cách giáo dục của từng nơi. Tôi chỉ đơn giản là một học sinh, đang băn khoăn và suy nghĩ, vì sao phương pháp giáo dục và thành quả giáo dục của hai nơi quá khác nhau? Có khi nào nền giáo dục ấy dung nạp được không? Để rồi tôi nhận ra, bản chất sự khác biệt của hai nơi chính là “nhận lấy trách nhiệm” và “đùn đẩy trách nhiệm”.
Ở cấp một, tôi thừa hưởng một nền giáo dục mang đậm bản chất Việt Nam. Hư là đánh, mà ngoan thì chỉ giáo viên khen trước lớp. Học sinh năng động giơ tay là học sinh ngoan ngoãn, giỏi giang. Học sinh lười biếng, hạnh kiểm khá, học lực khá, sẽ bị xem là học sinh hư. Và khi tiểu học, tôi đã là một học sinh giỏi. Tôi luôn ở trong top 5, thậm chí có một đợt giáo viên còn giải thích với tôi: “Đợt này em không được đi thi học sinh giỏi là vì em chỉ hạng 4, còn thầy chọn ra 3 học sinh giỏi nhất đem đi thi. Đừng buồn em nhé”. Lúc đó tôi chẳng… biết gì về khái niệm học sinh giỏi. Cứ đến lớp và ngoan ngoãn làm bài ở nhà, đến đâu thì đến. Cấp một dễ dàng và không áp lực một tí nào.
Đến cấp 2, tôi học trường Lữ Gia. Đến bây giờ, đó vẫn là ngôi trường tôi nhớ về nhiều nhất, cũng là nơi có cách giáo dục… lạ nhất tôi từng gặp. Đó là nơi giao thoa của sự tự giác và sự bắt buộc, hay ít nhất là tôi nghĩ như vậy trong suốt 4 năm tôi học ở đó. Đến sau này xem chừng cách giáo dục ấy không còn hiệu quả nữa.
Lữ Gia là một ngôi trường trong quận, trường khá giỏi (hạng 3 toàn quận). Dù cho đối tượng học sinh vào Lữ Gia có rất nhiều học sinh với cha mẹ là người lao động; việc giáo dục trở thành một điều bắt buộc chứ không còn là mục đích nữa. Có rất nhiều người học từ Lữ Gia xong đã phải vào trường nghề, do chí hướng và định hướng học hành đã không tồn tại trong tư tưởng của cả học sinh cả phụ huynh. Nhiều người bảo tôi: “Lữ Gia của mày thế đấy, mà có ai vào được trường giỏi đâu”. Nhưng tôi vẫn trộm nghĩ, đối với một ngôi trường mà không bao nhiêu lớp được chí hướng học hành; còn lại đến trường vì nghĩa vụ và bạn bè, mà đạt được kết quả như năm tôi là đã đáng mừng rồi đấy.
Ở Lữ Gia, chúng tôi được dạy cách hợp tác và cố gắng hết sức mình. Những phong trào được tổ chức và giáo viên hướng dẫn chúng tôi rất nhiệt tình. Đến khi xảy ra chuyện, phụ huynh và giáo viên (kể cả giám thị) kết hợp rất chặt để HƯỚNG DẪN chúng tôi chuyện gì nên làm và không nên làm. Lớp 9 tôi đã gây ra một chuyện tày đình, và cuối cùng điều tôi nhận được là nhà trường cũng như cô giáo chủ nhiệm (cô Quỳnh) đã giúp đỡ tôi vô cùng nhiều để tôi vượt qua mọi chuyện. Tôi mạn phép nghĩ, biết đâu những sự giúp đỡ đó không còn vì trách nhiệm nghề nghiệp nữa, mà chính là vì tình yêu của giáo viên đối với học sinh và nghề nghiệp của chính mình.
Ở cấp hai, tôi vẫn là một học sinh giỏi, lúc nào cũng ở trong top 10.
Đến cấp ba, tôi học Nguyễn Thượng Hiền, một trong những ngôi trường tốt nhất (nằm trong top 4) của thành phố Hồ Chí Minh lúc ấy. Những tưởng nền giáo dục sẽ tuyệt vời hơn nhiều, nhưng tôi lại khá… thất vọng. Tôi đã là một học sinh dốt, và cảm giác như họ sẵn sàng bỏ rơi tôi và đuổi học tôi nếu tôi học dốt và kỷ luật kém. Tất cả như là chế độ độc tài và chế độ phong kiến vậy. Giáo viên không quan tâm đến học sinh, đến phong trào để học sinh tự bơi. Sỉ nhục học sinh trước tập thể và đuổi học học sinh khi học sinh đó có khả năng đưa lại tiếng xấu cho nhà trường. Tôi đã bị bắt nạt rất nhiều bởi giáo viên chủ nhiệm lớp 10, và hệ quả cuối cùng là tôi đã tự cô lập bản thân với lớp tôi trong suốt thời gian tôi học ở Việt Nam trong lớp đó.
Rồi tôi sang đây, học Central Commerce Collegiate Institute. Tôi chỉ đến đây được hai tháng, nhưng tôi rất thích những điều nơi đây đem lại. Bữa sáng miễn phí, và tôi cũng từng được hiệu trưởng đề xuất cho ăn trưa miễn phí ở trường. Giáo viên luôn quan tâm đến học sinh và sẵn sàng giúp đỡ học sinh. Học sinh học yếu luôn có quyền hỏi giáo viên sau giờ học, có Study Hall với sinh viên UoT và các giáo viên sẵn sàng ở đó để giúp đỡ học sinh. Trang thiết bị đầy đủ, rất nhiều computer lab. Những giờ học hóa được thí nghiệm, học quản trị kinh doanh được thuyết trình và tiếp cận với bài học. Những giờ học toán luôn được hướng dẫn tận tình và đưa ra những trang web toán học để học sinh về nhà tự ôn lại.
Tôi hiện tại vẫn đang học Central Commerce Collegiate Institute (CCC). Xem chừng, điều duy nhất tôi nhận ra về những phương pháp giáo dục là: nhận lấy trách nhiệm và đùn đẩy trách nhiệm. Đối với trường cấp hai của tôi và CCC, phương pháp giáo dục là nhận lấy trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ học sinh. Còn phương pháp giáo dục ở Nguyễn Thượng Hiền cũng như những trường học khác là đùn đẩy trách nhiệm. Có lẽ vì chạy đua theo thành tích mà những ngôi trường như vậy đã thật sự không quan tâm đến học sinh: đối tượng giáo dục (nói một cách… kinh tế thì chính là khách hàng của tổ chức đó). Trong thâm tâm của tôi, một ngôi trường không chỉ là nhà chứa kiến thức. Nó là nơi cải thiện nhân cách của một con người, nơi kết nối những học sinh với nhau để chúng có bạn bè, nơi đào tạo khả năng làm việc tập thể, nơi cung cấp tri thức vô bờ và tri thức luôn được cập nhật; là một cộng đồng nhỏ nơi học sinh tăng được khả năng giao tiếp và lắng nghe. Một ngôi trường chỉ biết dạy học, thì đó đã là một thất bại giáo dục rồi. Dù cho danh tiếng của nó cao đến dường nào, dù cho những người khác trọng vọng nó như thế nào.
Lấy một ví dụ cụ thể, khi tôi gặp chuyện ở Lữ Gia. Thời đó tôi bị quy tội hỗn với giáo viên (nói thật ra là bị hại đấy) và điều tôi nhận được là những giáo viên khác cố hết sức giúp đỡ tôi, mắng tôi vì muốn dạy tôi và đã một mực hướng dẫn tôi cho đến khi tôi không phạm phải lỗi đó nữa. Khi tôi khóc ở CCC, thầy Braumburger đã lắng nghe tôi và gọi cô hiệu trưởng cũng như cố vấn du học sinh lên để nghe tôi tâm sự và tìm mọi cách giúp đỡ, cũng như bảo vệ tôi, sau khi nghe tôi sống một mình và điểm tôi đang đi xuống do tôi bị stress. Họ đề nghị giúp đỡ tôi, thậm chí… nấu cơm trưa cho tôi và khuyên tôi rất chân tình. Cô hiệu trưởng thậm chí còn đôi khi tìm tôi để kiểm tra xem tôi có đang tâm trạng ổn định không. Họ nhận lấy trách nhiệm giúp đỡ một học sinh vô cùng tận tình để đưa ra kết quả giáo dục tốt nhất.
Riêng ở Nguyễn Thượng Hiền, bất kì lỗi gì tôi gặp được cũng đều bị mắng mỏ sỉ nhục. Họ bảo tôi mất dạy, hỗn láo, vô tự trọng, muôn vàn từ ngữ kinh khủng khác để nói với tôi. Đương nhiên có những giáo viên rất tuyệt vời, nhưng dường như… ít quá. Việc họ đối xử với tôi khi tôi chỉ được khoảng 7,7 cho trung bình tất cả là… muốn tống cổ tôi ra khỏi trường để giữ lại danh tiếng cho trường. Họ cho rằng, giáo dục con em là trách nhiệm của phụ huynh, và nhiệm vụ của học sinh là giữ danh tiếng cho trường. Nói cách khác, khách hàng của họ mang nghĩa vụ đưa ra điều tiếng tốt đẹp cho tổ chức giáo dục này, và họ chỉ bán đi tri thức mà thôi.
Tôi vẫn ủng hộ cách giáo dục ở CCC và Lữ Gia, cách giáo dục nhận lấy trách nhiệm và thực sự quan tâm đến học sinh hơn. Vì trong suốt thời gian ở Nguyễn Thượng Hiền, tâm lý của tôi không bao giờ được ổn định. Lúc nào cũng là sợ áp lực, sợ sệt bị đuổi học, và nhiều điều khác. Nếu bố mẹ tôi không luôn ở đó ủng hộ tôi, nói thật, tôi biết đâu đã không đủ can đảm vượt qua, mà phải tìm đến cách giải quyết tiêu cực khác. Một học sinh giỏi và dốt như tôi, một học sinh lười biếng như tôi, một học sinh nhạy cảm như tôi, đã chưa bao giờ chịu được để vượt qua nền giáo dục ở Nguyễn Thượng Hiền. Vì xem chừng, mỗi khi chuyển môi trường học, ban đầu điểm của tôi chưa lên được, từ từ mới lên nổi. Tôi cần sự ủng hộ và giúp đỡ, nhưng tôi chỉ nhận được những điều đó ở CCC và Lữ Gia, không phải ở Nguyễn Thượng Hiền.
Có thể quan điểm của tôi hơi khắt khe, nhưng một nền giáo dục mà xem xét việc dạy dỗ học sinh như trách nhiệm và danh tiếng, thì đó đã là thoái hóa của giáo dục rồi. Tôi cũng không đồng tình với cách các trường học luôn đuổi học sinh khi học sinh đó phạm lỗi lầm gì. Vì sao lại không dạy dỗ được học sinh? Để rồi khi học sinh có lỗi lại đùn đẩy trách nhiệm cho những ngôi trường khác và cả xã hội. Học sinh bị đuổi học đó rồi sẽ ra sao? Còn ai nhận học sinh đó vào? Vì sao không quyết định giúp đỡ học sinh đó, mà lại bỏ mặc họ? Tương lai xuất hiện thêm một kẻ thất nghiệp, vậy thì giáo dục có hiệu quả không?
Thêm vào đó, đừng chạy theo danh tiếng nữa. Tôi đã sống ở Việt Nam, và tôi thật sự khiếp sợ khi tất cả mọi điều phải hoàn hảo. Mệt mỏi kinh khủng. Ở một độ tuổi cần được giáo dục, mà lại không cung cấp một nền giáo dục toàn diện về tâm hồn và về tri thức, chỉ đối diện với những chỉ tiêu phải đạt được. Đó không phải là giáo dục, mà là ném trẻ em ra đời quá sớm, bắt chúng phải theo kịp với một xã hội thành tích rồi.
(cười) Bài này viết vào lúc 3h41 sáng, trong một tuần căng thẳng của tôi. Chỉ bằng viết, tôi mới thấy dễ chịu ra. Cả tuần rồi cảm giác mệt mỏi kinh khủng, và điểm của tôi đã đi xuống. Mong cho điểm sẽ cao lên lại (cười). Cố gắng lên nào.
Tôi làm được mà, Quỳnh Thư ơi. Cô gái làm được mà.
05.04.12
Một đêm lạnh.
Giờ đây, tôi đang viết bài viết này, có chăng cũng vì tôi đang rất xúc động trước những gì tôi đã trải qua. Thiết nghĩ những suy nghĩ này rồi sẽ đến một ngày được tôi mở ra đọc lại, được trân trọng bởi chính tôi, được phì cười vào và được tôi tự nhủ: “Ngày xưa, tôi đã thế này đây”. Vậy nên tôi viết.
Tôi hiện là một du học sinh ở Canada và tôi tự trộm nghĩ rằng, bản thân mình đã được hưởng hai nền giáo dục khác nhau, với ba phương pháp giáo dục đối lập. Tôi đã từng là một học sinh giỏi, cũng đã từng là một học sinh dốt. Có lẽ, tôi nghĩ, tôi hiểu được suy nghĩ của một học sinh giỏi, cũng như hiểu được những gì một học sinh dốt trải qua.
Nhiều khi tôi tự hỏi, phải chăng cũng vì vậy mà giờ đây tôi mới trái tính trái nết thế này? Có những người tiếp xúc với tôi và bảo: “good girl, sweet girl, nice girl” (cô bé ngoan, cô bé dễ thương, cô bé tốt bụng). Cũng có ai đó nói tôi là một đứa trẻ “hỗn láo, mất dạy, khôn nhà dại chợ, dốt nát”. Nó không còn là do định nghĩa khác nhau của “hỗn láo, mất dạy” ở từng nơi nữa. Nó cũng không còn là định kiến và áp đặt lên một đứa trẻ. Nó là tiếp cận với một suy nghĩ mới, một cách tích cực và một cách tiêu cực. Nó nhiều khi, cũng chính là tiến hóa và thoái hỏa của giáo dục.
Nói một cách vĩ mô đến vậy, nhưng bản thân tôi thật ra không hiểu một cách tường tận về cách giáo dục của từng nơi. Tôi chỉ đơn giản là một học sinh, đang băn khoăn và suy nghĩ, vì sao phương pháp giáo dục và thành quả giáo dục của hai nơi quá khác nhau? Có khi nào nền giáo dục ấy dung nạp được không? Để rồi tôi nhận ra, bản chất sự khác biệt của hai nơi chính là “nhận lấy trách nhiệm” và “đùn đẩy trách nhiệm”.
Ở cấp một, tôi thừa hưởng một nền giáo dục mang đậm bản chất Việt Nam. Hư là đánh, mà ngoan thì chỉ giáo viên khen trước lớp. Học sinh năng động giơ tay là học sinh ngoan ngoãn, giỏi giang. Học sinh lười biếng, hạnh kiểm khá, học lực khá, sẽ bị xem là học sinh hư. Và khi tiểu học, tôi đã là một học sinh giỏi. Tôi luôn ở trong top 5, thậm chí có một đợt giáo viên còn giải thích với tôi: “Đợt này em không được đi thi học sinh giỏi là vì em chỉ hạng 4, còn thầy chọn ra 3 học sinh giỏi nhất đem đi thi. Đừng buồn em nhé”. Lúc đó tôi chẳng… biết gì về khái niệm học sinh giỏi. Cứ đến lớp và ngoan ngoãn làm bài ở nhà, đến đâu thì đến. Cấp một dễ dàng và không áp lực một tí nào.
Đến cấp 2, tôi học trường Lữ Gia. Đến bây giờ, đó vẫn là ngôi trường tôi nhớ về nhiều nhất, cũng là nơi có cách giáo dục… lạ nhất tôi từng gặp. Đó là nơi giao thoa của sự tự giác và sự bắt buộc, hay ít nhất là tôi nghĩ như vậy trong suốt 4 năm tôi học ở đó. Đến sau này xem chừng cách giáo dục ấy không còn hiệu quả nữa.
Lữ Gia là một ngôi trường trong quận, trường khá giỏi (hạng 3 toàn quận). Dù cho đối tượng học sinh vào Lữ Gia có rất nhiều học sinh với cha mẹ là người lao động; việc giáo dục trở thành một điều bắt buộc chứ không còn là mục đích nữa. Có rất nhiều người học từ Lữ Gia xong đã phải vào trường nghề, do chí hướng và định hướng học hành đã không tồn tại trong tư tưởng của cả học sinh cả phụ huynh. Nhiều người bảo tôi: “Lữ Gia của mày thế đấy, mà có ai vào được trường giỏi đâu”. Nhưng tôi vẫn trộm nghĩ, đối với một ngôi trường mà không bao nhiêu lớp được chí hướng học hành; còn lại đến trường vì nghĩa vụ và bạn bè, mà đạt được kết quả như năm tôi là đã đáng mừng rồi đấy.
Ở Lữ Gia, chúng tôi được dạy cách hợp tác và cố gắng hết sức mình. Những phong trào được tổ chức và giáo viên hướng dẫn chúng tôi rất nhiệt tình. Đến khi xảy ra chuyện, phụ huynh và giáo viên (kể cả giám thị) kết hợp rất chặt để HƯỚNG DẪN chúng tôi chuyện gì nên làm và không nên làm. Lớp 9 tôi đã gây ra một chuyện tày đình, và cuối cùng điều tôi nhận được là nhà trường cũng như cô giáo chủ nhiệm (cô Quỳnh) đã giúp đỡ tôi vô cùng nhiều để tôi vượt qua mọi chuyện. Tôi mạn phép nghĩ, biết đâu những sự giúp đỡ đó không còn vì trách nhiệm nghề nghiệp nữa, mà chính là vì tình yêu của giáo viên đối với học sinh và nghề nghiệp của chính mình.
Ở cấp hai, tôi vẫn là một học sinh giỏi, lúc nào cũng ở trong top 10.
Đến cấp ba, tôi học Nguyễn Thượng Hiền, một trong những ngôi trường tốt nhất (nằm trong top 4) của thành phố Hồ Chí Minh lúc ấy. Những tưởng nền giáo dục sẽ tuyệt vời hơn nhiều, nhưng tôi lại khá… thất vọng. Tôi đã là một học sinh dốt, và cảm giác như họ sẵn sàng bỏ rơi tôi và đuổi học tôi nếu tôi học dốt và kỷ luật kém. Tất cả như là chế độ độc tài và chế độ phong kiến vậy. Giáo viên không quan tâm đến học sinh, đến phong trào để học sinh tự bơi. Sỉ nhục học sinh trước tập thể và đuổi học học sinh khi học sinh đó có khả năng đưa lại tiếng xấu cho nhà trường. Tôi đã bị bắt nạt rất nhiều bởi giáo viên chủ nhiệm lớp 10, và hệ quả cuối cùng là tôi đã tự cô lập bản thân với lớp tôi trong suốt thời gian tôi học ở Việt Nam trong lớp đó.
Rồi tôi sang đây, học Central Commerce Collegiate Institute. Tôi chỉ đến đây được hai tháng, nhưng tôi rất thích những điều nơi đây đem lại. Bữa sáng miễn phí, và tôi cũng từng được hiệu trưởng đề xuất cho ăn trưa miễn phí ở trường. Giáo viên luôn quan tâm đến học sinh và sẵn sàng giúp đỡ học sinh. Học sinh học yếu luôn có quyền hỏi giáo viên sau giờ học, có Study Hall với sinh viên UoT và các giáo viên sẵn sàng ở đó để giúp đỡ học sinh. Trang thiết bị đầy đủ, rất nhiều computer lab. Những giờ học hóa được thí nghiệm, học quản trị kinh doanh được thuyết trình và tiếp cận với bài học. Những giờ học toán luôn được hướng dẫn tận tình và đưa ra những trang web toán học để học sinh về nhà tự ôn lại.
Tôi hiện tại vẫn đang học Central Commerce Collegiate Institute (CCC). Xem chừng, điều duy nhất tôi nhận ra về những phương pháp giáo dục là: nhận lấy trách nhiệm và đùn đẩy trách nhiệm. Đối với trường cấp hai của tôi và CCC, phương pháp giáo dục là nhận lấy trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ học sinh. Còn phương pháp giáo dục ở Nguyễn Thượng Hiền cũng như những trường học khác là đùn đẩy trách nhiệm. Có lẽ vì chạy đua theo thành tích mà những ngôi trường như vậy đã thật sự không quan tâm đến học sinh: đối tượng giáo dục (nói một cách… kinh tế thì chính là khách hàng của tổ chức đó). Trong thâm tâm của tôi, một ngôi trường không chỉ là nhà chứa kiến thức. Nó là nơi cải thiện nhân cách của một con người, nơi kết nối những học sinh với nhau để chúng có bạn bè, nơi đào tạo khả năng làm việc tập thể, nơi cung cấp tri thức vô bờ và tri thức luôn được cập nhật; là một cộng đồng nhỏ nơi học sinh tăng được khả năng giao tiếp và lắng nghe. Một ngôi trường chỉ biết dạy học, thì đó đã là một thất bại giáo dục rồi. Dù cho danh tiếng của nó cao đến dường nào, dù cho những người khác trọng vọng nó như thế nào.
Lấy một ví dụ cụ thể, khi tôi gặp chuyện ở Lữ Gia. Thời đó tôi bị quy tội hỗn với giáo viên (nói thật ra là bị hại đấy) và điều tôi nhận được là những giáo viên khác cố hết sức giúp đỡ tôi, mắng tôi vì muốn dạy tôi và đã một mực hướng dẫn tôi cho đến khi tôi không phạm phải lỗi đó nữa. Khi tôi khóc ở CCC, thầy Braumburger đã lắng nghe tôi và gọi cô hiệu trưởng cũng như cố vấn du học sinh lên để nghe tôi tâm sự và tìm mọi cách giúp đỡ, cũng như bảo vệ tôi, sau khi nghe tôi sống một mình và điểm tôi đang đi xuống do tôi bị stress. Họ đề nghị giúp đỡ tôi, thậm chí… nấu cơm trưa cho tôi và khuyên tôi rất chân tình. Cô hiệu trưởng thậm chí còn đôi khi tìm tôi để kiểm tra xem tôi có đang tâm trạng ổn định không. Họ nhận lấy trách nhiệm giúp đỡ một học sinh vô cùng tận tình để đưa ra kết quả giáo dục tốt nhất.
Riêng ở Nguyễn Thượng Hiền, bất kì lỗi gì tôi gặp được cũng đều bị mắng mỏ sỉ nhục. Họ bảo tôi mất dạy, hỗn láo, vô tự trọng, muôn vàn từ ngữ kinh khủng khác để nói với tôi. Đương nhiên có những giáo viên rất tuyệt vời, nhưng dường như… ít quá. Việc họ đối xử với tôi khi tôi chỉ được khoảng 7,7 cho trung bình tất cả là… muốn tống cổ tôi ra khỏi trường để giữ lại danh tiếng cho trường. Họ cho rằng, giáo dục con em là trách nhiệm của phụ huynh, và nhiệm vụ của học sinh là giữ danh tiếng cho trường. Nói cách khác, khách hàng của họ mang nghĩa vụ đưa ra điều tiếng tốt đẹp cho tổ chức giáo dục này, và họ chỉ bán đi tri thức mà thôi.
Tôi vẫn ủng hộ cách giáo dục ở CCC và Lữ Gia, cách giáo dục nhận lấy trách nhiệm và thực sự quan tâm đến học sinh hơn. Vì trong suốt thời gian ở Nguyễn Thượng Hiền, tâm lý của tôi không bao giờ được ổn định. Lúc nào cũng là sợ áp lực, sợ sệt bị đuổi học, và nhiều điều khác. Nếu bố mẹ tôi không luôn ở đó ủng hộ tôi, nói thật, tôi biết đâu đã không đủ can đảm vượt qua, mà phải tìm đến cách giải quyết tiêu cực khác. Một học sinh giỏi và dốt như tôi, một học sinh lười biếng như tôi, một học sinh nhạy cảm như tôi, đã chưa bao giờ chịu được để vượt qua nền giáo dục ở Nguyễn Thượng Hiền. Vì xem chừng, mỗi khi chuyển môi trường học, ban đầu điểm của tôi chưa lên được, từ từ mới lên nổi. Tôi cần sự ủng hộ và giúp đỡ, nhưng tôi chỉ nhận được những điều đó ở CCC và Lữ Gia, không phải ở Nguyễn Thượng Hiền.
Có thể quan điểm của tôi hơi khắt khe, nhưng một nền giáo dục mà xem xét việc dạy dỗ học sinh như trách nhiệm và danh tiếng, thì đó đã là thoái hóa của giáo dục rồi. Tôi cũng không đồng tình với cách các trường học luôn đuổi học sinh khi học sinh đó phạm lỗi lầm gì. Vì sao lại không dạy dỗ được học sinh? Để rồi khi học sinh có lỗi lại đùn đẩy trách nhiệm cho những ngôi trường khác và cả xã hội. Học sinh bị đuổi học đó rồi sẽ ra sao? Còn ai nhận học sinh đó vào? Vì sao không quyết định giúp đỡ học sinh đó, mà lại bỏ mặc họ? Tương lai xuất hiện thêm một kẻ thất nghiệp, vậy thì giáo dục có hiệu quả không?
Thêm vào đó, đừng chạy theo danh tiếng nữa. Tôi đã sống ở Việt Nam, và tôi thật sự khiếp sợ khi tất cả mọi điều phải hoàn hảo. Mệt mỏi kinh khủng. Ở một độ tuổi cần được giáo dục, mà lại không cung cấp một nền giáo dục toàn diện về tâm hồn và về tri thức, chỉ đối diện với những chỉ tiêu phải đạt được. Đó không phải là giáo dục, mà là ném trẻ em ra đời quá sớm, bắt chúng phải theo kịp với một xã hội thành tích rồi.
(cười) Bài này viết vào lúc 3h41 sáng, trong một tuần căng thẳng của tôi. Chỉ bằng viết, tôi mới thấy dễ chịu ra. Cả tuần rồi cảm giác mệt mỏi kinh khủng, và điểm của tôi đã đi xuống. Mong cho điểm sẽ cao lên lại (cười). Cố gắng lên nào.
Tôi làm được mà, Quỳnh Thư ơi. Cô gái làm được mà.
05.04.12
Một đêm lạnh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)